Nội dung chính trong bài
• 1. Bộ năm “sát thủ” về răng miệng vô cùng nguy hiểm mà chẳng ai ngờ tới
o 1.1. 1. Sâu răng o 1.2. 2. Viêm lợi (nướu răng)
o 1.3. 3. Viêm quanh răng (bệnh nha chu)
o 1.4. 4. Hôi miệng
o 1.5. 5. Chảy máu chân răng
• 2. Giải pháp giúp "chạy xa" nguy cơ nguy hiểm từ bệnh lý răng miệng
1. Sâu răng
Tại hội thảo giải pháp chăm sóc răng miệng được tổ chức tại TP.HCM, các chuyên gia y tế đã cho biết hiện tại, ở Việt Nam có 75% người bị mắc sâu răng vĩnh viễn.
Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh sâu răng, nhưng đối tượng phổ biến và thường gặp nhất vẫn là trẻ em. Những cơn đau hay ê buốt bất ngờ khi nhai đồ cứng, uống nước lạnh hoặc nóng cũng có thể là triệu chứng của sâu răng.
75% người Việt bị sâu răng vĩnh viễn
Chuyên gia Nguyễn Việt Phương chia sẻ, việc đánh răng sai cách khiến nhiều người nhận hậu quả lớn, có trường hợp mới 50 tuổi đã rụng hết hàm răng.
Nguyên nhân chính gây sâu răng là do thói quen vệ sinh răng miệng. Mảng bám thức ăn thừa trên răng không được vệ sinh sạch, sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng sinh sôi nảy nở, hình thành chấm đen li ti. Theo thời gian, những lỗ sâu này phát triển rộng hơn, gây cảm giác đau nhức, khó khăn khi nhai. Nếu không có sự can thiệp của nha sĩ, sâu răng không chỉ gây chết tủy mà còn ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Cách phòng chống bệnh sâu răng mang lại hiệu quả cao nhất vẫn là giữ vệ sinh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì 6 tháng/lần. Ngoài ra, nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng nước sức miệng và hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có ga vào buổi tối.
2. Viêm lợi (nướu răng)
Tư vấn trên báo Lao động thủ đô, chuyên gia Trịnh Đình Hải cho biết, kết quả điều tra sức khỏe răng miệng ở Việt Nam cho thấy có trên 90% người bị viêm lợi.
Đây là bệnh gây tổn thương đến mô bao quanh và nâng đỡ răng. Lợi của người bệnh sẽ bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Viêm lợi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm quanh răng, mất răng
. Để điều trị bệnh này, cần làm sạch bề mặt, loại bỏ các mảng bám, vệ sinh răng miệng tốt.
Viêm lợi xuất phát từ vệ sinh răng miệng không đúng hình thành mảng bám răng
Khi nhìn những hình ảnh này, bạn sẽ ý thức hơn nhiều về hậu quả khủng khiếp khi lười đánh răng và chăm sóc răng không đúng cách.
3. Viêm quanh răng (bệnh nha chu)
Ngoài sâu răng, viêm quanh răng là bệnh có tỷ lệ người mắc rất cao. Các bác sĩ nha khoa cho rằng bệnh gây tổn thương lợi, các dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng, có thể gây đau, hôi miệng, chảy máu khi đánh răng, nướu đỏ, sưng, răng bị lung lay khi nhai.
Viêm quanh răng gây hậu quả mất răng sớm
Bệnh viêm quanh răng nặng có thể gây biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống, dễ dẫn đến đau dạ dày, ảnh hưởng xấu đến việc tiêu hóa.
Bệnh do các mảng bám và cao răng chứa nhiều vi khuẩn gây tổn thương lợi và quanh răng. Ngoài ra, yếu tố như răng mọc lệch... cũng góp phần làm cho tình trạng viêm tiến triển nặng thêm. Bệnh cũng có thể là do yếu tố bên trong như suy dinh dưỡng, thiếu vitamin C, thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì, sức đề kháng yếu…
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào trị bệnh viêm quanh răng. Vì vậy, duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ăn uống hợp lý là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bạn. Nướu răng khỏe mạnh là phần chắc, có màu hồng nhạt. Nếu nướu sưng húp, màu nâu sẫm đỏ, dễ chảy máu, hơi thở hôi, rất có thể bạn đã bị mắc bệnh.
4. Hôi miệng
Theo chuyên gia Phạm Thị Huyền Trang bệnh hôi miệng tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp.
Hôi miệng khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp
Nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi ăn, một số thức ăn nhỏ dính trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi; ăn các loại thức ăn có mùi nồng như hành, tỏi…Lượng nước bọt không đủ để làm sạch răng cũng có thể là nguyên nhân của hôi miệng. Ngoài ra, bị mắc các bệnh như nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi…cũng có thể bị hôi miệng.
Để điều trị hôi miệng, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày, thường xuyên súc miệng sau khi ăn, không hút thuốc lá…
5. Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng chủ yếu gây lên do những mảng bám răng chứa đầy vi khuẩn gây bệnh. Khi các mảng bám tích tụ lâu ngày, chúng sẽ cứng lại thành vôi răng bao xung quanh răng bạn. Nếu không làm sạch răng thường xuyên, vôi răng sẽ càng trở thành nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào nướu và dẫn đến nhiễm trùng, gây chảy máu. Lâu ngày việc chảy máu diễn ra nghiêm trọng, vi khuẩn thừa cơ xâm lấn vào sâu gây viêm tuỷ răng, nhiễm trùng máu ảnh hưởng tới tính mạng.
Chảy máu chân răng gây nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng
Giải pháp giúp "chạy xa" nguy cơ nguy hiểm từ bệnh lý răng miệng
Mỗi buổi sáng, khi ngủ dậy, việc đầu tiên chúng ta thường làm là đánh răng. Tuy nhiên, các chuyên gia chăm sóc răng miệng cho rằng thói quen này cần thay đổi. Buổi tối khi đi ngủ, nếu đã đánh răng và súc miệng sạch sẽ thì sáng dậy không cần đánh răng ngay. Chúng ta chỉ cần uống một ly nước lọc để bộ máy tiêu hóa bắt đầu hoạt động lại còn việc đánh răng, súc miệng buổi sáng nên chờ sau khi ăn sáng xong xuôi, như thế các mảng bám thức ăn sau đó sẽ được loại bỏ đảm bảo ngày mới làm việc sảng khoái, thơm tho.
Theo chuyên gia Nguyễn Việt Phương, nguyên nhân chủ yếu của các bệnh về răng miệng đó là vệ sinh không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, đa số người Việt Nam chỉ tìm đến bác sĩ khi răng miệng có biểu hiện bệnh rõ rệt. Điều đó chứng tỏ ý thức chăm sóc răng miệng định kỳ ở người dân còn thấp.
Để giữ gìn hàm răng chắc khỏe, chúng ta cần đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút, thay bàn chải thường xuyên (3-4 tháng/lần). Dùng chỉ tơ nha khoa thay tăm để loại bỏ những mảng bám. Hạn chế thực phẩm có đường, không sử dụng thức ăn quá nóng hoặc lạnh, tránh xa thuốc lá, sử dụng nước súc miệng hàng ngày. Khám nha sĩ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về răng miệng.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn dung dich nha khoa súc miệng đảm bảo hiệu quả mà an toàn, tránh xa hóa chất cũng không phải tự nhiên mà mọi người tìm được ra đáp án. Đứng trước nỗi băn khoăn của người tiêu dùng, các chuyên gia mách bạn tìm tới dung dịch nha khoa súc miệng Nutridentiz- sản phẩm có thành phần 100% từ tự nhiên, đều là các vị thuốc quen thuốc đã được biết đến từ lâu đời. Đây cũng là điều đặc biệt mà các dung dịch nước súc miệng hóa học không làm được.
Do đó, Nutridentiz là loại dung dịch nha khoa súc miệng hiệu quả và an toàn phù hợp cho cả gia đình, kể cả các trẻ nhỏ. Sản phẩm là sự kết hợp của các thảo dược giúp bảo về răng lợi theo hai tác động, vừa cung cấp dưỡng chất cho lợi răng, vừa giúp sát khuẩn và bảo vệ răng lợi.
Sự kết hợp giữa dịch chiết sáp ong và dịch chiết lá trầu không trong sản phẩm chứa rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho răng lợi như: acid amin, chất béo, carbohydrat, các khoáng chất (Ca, P,..) và các loại vitamin A, D, E, giúp nuôi dưỡng tế bào lợi, nướu nên giúp tăng cường dinh dưỡng nướu lợi, góp phần giúp răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, sáp ong kết hợp cùng dịch chiết vỏ chay, cùi quả cau, trầu không đều có tác dụng sát khuẩn mạnh, chống loét, giảm đau, giảm sưng giúp cho các vết loét mau lành và chống lại tình trạng chảy máu chân răng, viêm quanh răng hiệu quả.
Nutridentiz mang sức mạnh "cơn lốc màu da cam" đánh bật mảng bám
. ☆☆☆☆☆
★★★★★
BẠN ĐANG MẤT TỰ TIN VÌ HÔI MIỆNG, CHẢY MÁU CHÂN RĂNG DO VIÊM LỢI, VIÊM QUANH RĂNG?
Hãy súc miệng bằng dung dịch nha khoa NUTRIDENTIZ 2-3 lần/ngày, tình trạng HÔI MIỆNG, CHẢY MÁU CHÂN RĂNG do viêm lợi, viêm quanh răng ...sẽ cải thiện chỉ sau vài ngày. Mang đến một hơi thở thơm tho, hàm răng chắc, nướu lợi khỏe mạnh sau khi sử dụng sản phẩm.
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người! Gia Bảo (Bình Dương)
- Gửi lúc 15:25 06/08/2017
E bi hoi mieng .. co phai do hoi tho hay rang e bi sau.. e cam thay mat tu tin khi noi chuyen.. e chang giam dung gan noi chuyen voi ai.. e thay xau ho.. e rat ki trong viec danh rang. Xin bs giup em
o Chuyên gia tư vấn Chào bạn,
Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến, chủ yếu là do nguyên nhân từ răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, răng giả hoặc các miếng trám không tốt gây nhồi nhét thức ăn. Bạn nên kiểm tra và giải quyết hết các vấn đề này nếu có. Bên cạnh đó, bạn nên chải răng kỹ sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, chải lưỡi hoặc cạo lưỡi sẽ giúp giảm hôi miệng rất nhiều. Ngoài ra, các bệnh lý khác như khô miệng; viêm nhiễm ở mũi họng, xoang; bệnh ở đường hô hấp, tiêu hóa cũng gây hôi miệng. Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị nếu có các vấn đề này. bên cạnh việc thăm khám bác sĩ thì việc dùng thêm dung dịch Nha khoa Nutridentiz súc miệng hàng ngày là phù hợp với tình trạng của bạn. Với các thành phần thảo dược, bạn sẽ có hơi thoẻ thơm mát lại không lo về các bệnh lý răng miệng phát triển gây hôi miệng bởi tính kháng khuẩn chống viêm của sản phẩm rất hiệu quả.
Thân mến.
• Đỗ Minh Tứ (Bạc Liêu) - Gửi lúc 15:12 06/08/2017
Chào Bác sỹ! Tôi tên Tứ, 33 tuổi. Khi đánh răng, ở chân răng hay bị chảy máu. Xin Bác sỹ tư vấn giúp cách chữa trị. Thanks!
o Chuyên gia tư vấn Chào bạn, Chảy máu khi đánh răng có thể là dấu hiệu của nướu bị viêm hoặc do cách chải răng của bạn chưa đúng. Bạn nên đến nha sĩ để khám và điều trị viêm nướu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem lại cách chải răng, nên dùng bàn chải lông mềm, động tác chải răng nhẹ nhàng. Bạn có thể mua thêm dung dịch nha khoa Nutridentiz súc miệng từ 2-3 lần/ngày. Nutridentiz là dung dịch súc miệng có thành phần từ dược liệu thiên nhiên nên vô cùng an toàn lại hiệu quả trong việc cải thiện và phòng ngừa viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, chống viêm loét, cầm máu trong chảy máu chân răng...
Thân mến
Nguyễn Bích Ngọc (Thái Bình) - Gửi lúc 15:01 06/08/2017
Em bị sâu răng lâu rồi chỉ lâu lâu mới nhức bữa đây răng e nó bể từ từ còn chân răng không ak. Ngay chỗ răng bị sâu nướu em sưng lên mỗi lần em đánh răng rất là đau. Bác sĩ cho e hỏi e bị gì vậy và có nên nhổ răng hay không. Hiện tại em bị sâu răng 2 cái 1 cái hàm trên 1 cái hàm dưới. Ngày nào e cũng đánh răng 2 bữa hết và e cảm giác miệng e có mùi hôi nữa ạ. Bác sĩ trả lời giúp e. E cảm ơn nhiều ạ
o Chuyên gia tư vấn Chào bạn,
Theo mô tả của bạn thì vùng nướu bị sưng có thể là do nhiễm trùng từ răng bị sâu. Để biết răng này có thể giữ lại để tái tạo, bọc mão hay phải nhổ bỏ, bạn cần đến nha sĩ khám và chụp phim X quang răng kiểm tra tình trạng răng. Nha sĩ sẽ giúp bạn quyết định cách điều trị tốt nhất cho bạn. Ngoài ra, bạn nên trám răng sâu càng sớm càng tốt. Để hết hôi miệng, bạn nên giải quyết hết sâu răng, viêm nướu; chải răng kỹ, chải sạch lưỡi sau mỗi bữa ăn và tối trước khi ngủ. Đặc biệt để cải thiện nhanh chóng và phòng ngừa tái phát các bệnh lý răng miệng đặc biệt là sâu răng đau nhức trong tình trạng của bạn, chúng tôi khuyên bạn lựa chọn thêm dung dich súc miệng Nutridentiz. Đây là dung dich giúp bảo vệ bạn trước nguy cơ của hầu hết các bệnh lý răng lợi, giúp răng chắc khoẻ, không sâu và giảm đau nhức hiệu quả.
Thân mến.
Bài viết liên quan
• MÁCH BẠN CÁCH CẢI THIỆN CHẢY MÁU CHÂN RĂNG SAU MỘT ĐÊM
• VIÊM LỢI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? ĐỪNG BỎ LỠ!
• CHẢY MÁU CHÂN RĂNG LÀ DẤU HIỆU "CẢNH BÁO" BỆNH GÌ?
• NGÀY XƯA NGƯỜI VIỆT VỆ SINH RĂNG MIỆNG RA SAO
• VIÊM QUANH RĂNG - BỆNH LÝ KHÔNG THỂ COI THƯỜNG
Nhằm mang đến dịch vụ chăm sóc chu đáo nhất cũng như giúp quý khách hàng yên tâm trong quá trình thăm khám và điều trị.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: CÔNG TY CP. BỆNH VIỆN QUỐC TẾ NHÂN ĐỨC
Địa chỉ: Khu Lãm Làng, P. Vân Dương, TP. Bắc Ninh
Tel: 1900636255, Hotline: 0888456115
Email: clinic.nhanduc@gmail.com
Wedsite:
http://benhvienquoctenhanduc.com/
http://benhvienquoctenhanduc.com/benh-dau-mat-do-o-tre-em-cha-me-can-luu-y
http://benhvienquoctenhanduc.com/benh-soi-o-tre-em
http://benhvienquoctenhanduc.com/tam-soat-dieu-tri-som-cac-di-chung-hau-covid