1. Sâu răng:
Là tổn thương do mất tổ chức cứng của răng, khi ăn thức ăn bám vào khiến vi khuẩn sinh sôi gây tình trạng sâu răng. Răng sữa hay răng đã thay đều có thể bị sâu răng nếu không vệ sinh đúng cách. Sâu răng dễ nhận biết qua sự thay đổi màu sắc, lỗ hổng trên răng. Sâu răng nhẹ không gây đau, sâu răng nặng hơn gây ê buốt hay đau thoáng qua, sâu răng nặng gây viêm tủy răng đau dữ dội. Dự phòng bằng cách chải răng kỹ càng, dùng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng. Nguyên tắc điều trị: chú ý điều trị dự phòng cho trẻ em, điều trị càng sớm càng tốt tránh để biến chứng viêm tủy răng. Sâu răng
2. Viêm tủy răng:
Viêm tủy răng có nhiều dạng, có thể đau dữ dội, đau thoáng qua, hay không đau nhưng tiến triển âm ỉ và chỉ biểu hiện khi viêm cấp hay thấy sưng tấy vùng chân răng. Nguyên tắc điều trị quan trọng nhất là làm sạch hết chiều dài ống tủy, hàn kín ống tủy, việc này đòi hỏi trang thiết bị đầy đủ, chụp Xquang kiểm tra kỹ càng. Có thể điều trị xong trong một lần hay nhiều lần. Viêm tủy răng sau khi được điều trị ống tủy
3. Viêm nướu:
Là dạng nhẹ của bệnh nha chu (viêm nha chu), cao răng và mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, sưng nề, mẩn đỏ, chảy máu, hơi thở hôi, co nướu, thay đổi màu sắc... Nguyên nhân: vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc, bệnh đái tháo đường, giảm miễn dịch, phản ứng với thuốc, thay đổi nội tiết tố (phụ nữ mang thai, trẻ em tuổi dậy thì, thuốc tránh thai...), khô miệng, làm răng giả sai quy cách. Vệ sinh đúng cách (chải răng, chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng) và cạo vôi răng định kỳ sẽ ngăn ngừa hiệu quả viêm nướu. Viêm nướu, chảy máu chân răng.
4 .Bệnh viêm nha chu:
Viêm nướu, cao răng tích tụ lâu ngày không được kiểm soát sẽ dẫn đến viêm nha chu: xuất hiện những túi lợi sâu, tích tụ vi khuẩn, mảng bám, gây tiêu xương quanh răng, co tụt nướu, răng lung lay và là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Người cao tuổi ở Việt Nam có tỷ lệ mất răng cao, chủ yếu do bệnh nha chu không được điều trị đầy đủ. Bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nên khi có dấu hiệu nên đi khám bác sĩ sớm. Viêm nha chu gây tụt nướu và dần dẫn đến mất răng
5. Nứt răng, nứt gãy chân răng:
Nguyên nhân giống như trường hợp răng sứt mẻ. Có thể nứt vỡ đột ngột và có đau ngay lập tức hay nứt không có triệu chứng và nặng dần theo thời gian: ăn nhai thấy ê buốt, buốt khi uống nước lạnh, cơn đau tự nhiên dữ dội. Chẩn đoán dựa vào mắt thường và phim Xquang, đôi khi không thấy đường nứt gãy trên phim. Điều trị: Bọc răng sứ, chữa tủy nếu có viêm tủy không hồi phục, bỏ mảnh răng nứt nếu đã tách rời, có thể phải nhổ răng nếu nứt gãy quá sâu dưới chân răng.
6. Biến chứng do răng khôn:
Là răng mọc muộn nhất (17 - 21 tuổi) và thường không đủ chỗ trên cung hàm nên hay bị mọc lệch, ngầm, lợi trùm gây nhiều biến chứng: viêm quanh thân răng, dắt thức ăn gây sâu răng số 7, tiêu xương, đẩy nhóm răng phía trước xô lệch... Nên khám phát hiện răng khôn sớm và nhổ răng khôn trước khi gây biến chứng, nhổ răng khôn thường an toàn và nhẹ nhàng. Đặc biệt phụ nữ mang thai sức đề kháng giảm có răng khôn lợi trùm rất dễ bị sưng đau, xử lý khó khăn do hạn chế dùng thuốc và can thiệp phẫu thuật. Biến chứng răng khôn (răng số 8) mọc lệch
7. Răng sứt mẻ:
Thường gặp khi nhai mạnh vật cứng, tật nghiến răng, ăn hay uống quá nóng, quá lạnh, chấn thương... Nếu nhẹ thường không cần điều trị gì. Với vết mẻ răng lớn gây ê buốt hay ảnh hưởng thẩm mỹ có thể điều trị trám răng thẩm mỹ, bôi thuốc chống ê buốt, trám răng thông thường, nặng hơn có thể phải điều trị tủy hay làm răng sứ, mặt dán sứ veneer vì có những vị trí trám răng khó lưu giữ và hay bị bong vết trám khi ăn nhai. Răng sứt mẻ
8. Mất răng:
Có thể mất một răng, vài răng hay cả hàm răng ở người cao tuổi. Mất răng gây khó khăn trong ăn nhai, răng di chuyển, sai lệch khớp cắn, mất thẩm mỹ, tiêu xương... Điều trị: làm răng giả tháo lắp hoặc cố định. Để làm răng cố định có thể mài răng thật làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant trong xương rồi làm răng trên Implant. Không nên để tình trạng mất răng quá lâu, điều trị sẽ phức tạp và tốn kém hơn. Rụng răng sớm
9. Đau quai hàm (viêm khớp thái dương hàm):
Gây ra cơn đau ở hàm, mặt, vùng tai hoặc cổ, khó khăn khi ăn nhai, nói, há miệng, có thể có tiếng lục cục khi há ngậm miệng. Nguyên nhân: chấn thương, viêm khớp thái dương hàm, thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm, trạng thái stress, tật nghiến răng, khớp cắn sai... Điều trị theo nguyên nhân, có thể phối hợp: liệu pháp tâm lý, thuốc giãn cơ, giảm đau, phẫu thuật, máng nhai, chỉnh răng và các nguyên nhân do răng, khớp cắn.
10. Răng sỉn màu, đổi màu:
Màu sắc răng khác với bình thường có thể do nhiều nhóm nguyên nhân: nhiễm màu nội sinh (dùng thuốc, bệnh bilirubin máu cao bẩm sinh - răng sữa màu xanh, nhiễm màu Porphyrin - răng màu nâu đỏ), nhiễm màu ngoại sinh (do thức ăn, nước uống có màu, các vi khuẩn sinh màu, các vết trám răng...), nhiễm fluor, mòn răng, sau điều trị tủy, sau chấn thương gây chết tủy răng... Điều trị theo nguyên nhân: loại bỏ mảng bám, thay đổi môi trường miệng, tẩy trắng răng, dán răng sứ veneers với trường hợp nhiễm màu nặng Răng sỉn màu nặng được khắc phục bằng dán răng sứ veneer
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: CÔNG TY CP. BỆNH VIỆN QUỐC TẾ NHÂN ĐỨC
Địa chỉ: Khu Lãm Làng, P. Vân Dương, TP. Bắc Ninh
Tel: 1900636255, Hotline: 0888456115 Email: clinic.nhanduc@gmail.com
Wedsite: http://benhvienquoctenhanduc.com
http://benhvienquoctenhanduc.com/benh-dau-mat-do-o-tre-em-cha-me-can-luu-y
http://benhvienquoctenhanduc.com/benh-soi-o-tre-em
http://benhvienquoctenhanduc.com/tam-soat-dieu-tri-som-cac-di-chung-hau-covid
Thẻ bài viết:
• 10 mốc khám và siêu âm thai sản phụ cần lưu ý
• Những điều cần biết khi mang thai để tốt cho con khỏe cho mẹ
• BỆNH PHỤ KHOA LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN
• DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHỮA TRỊ.
Thẻ bài viết:
Khuyến cáo của Hội Đông y Việt Nam trong dự phòng lây nhiễm COVID-19
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG NIỆU DO VI KHUẨN VIÊM DA MỦ: BỆNH DỄ GẶP TRONG MÙA NÓNG